Tầm nhìn phát triển Dự án của MCCGroup | MCC Group

Tầm nhìn phát triển Dự án của MCCGroup - "Phát triển bền vững và hài hòa không gian sống"

19/05/2020

“Với tầm nhìn hơn 500 huyện, thị trên cả nước, đầu tư các khu đô thị văn minh, đồng bộ với Quy mô nhỏ và vừa gắn với phát triển bền vững tại các địa phương là chiến lược phát triển bất động sản của Tập đoàn MCC. Các khu đô thị gắn với thương hiệu MCC sẽ được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiện ích, cảnh quan đảm bảo sự phát triển bền vững; đô thị hóa phải đảm bảo hài hòa không gian đô thị và nông thôn, gắn kết quá trình đô thị hóa với quản lý đô thị, văn hóa xã hội đô thị và môi trường sinh thái đô thị”  Ông Bùi Minh Hải – Phó Tổng Giám đốc MCCGroup chia sẻ.

Đô thị Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức

Khu vực đô thị đã và đang khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn quốc phát triển.

Tuy nhiên, Sự gia tăng dân số cơ học quá mức ở các đô thị sẽ đẩy các đô thị rơi vào tình trạng đô thị hóa “cưỡng bức” dẫn đến  Đô thị Việt phải đối diện với nhiều thách thức như vấn đề gia tăng dân số ở các khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông, môi trường, an ninh trật tự…chưa được đồng bộ về số lượng, quy mô và chất lượng. Chính vì thế, mục tiêu phát triển đô thị bền vững trong giai đoạn 2021 – 2030 chính là thách thức lớn và là giải pháp cho những tiêu cực nằm sâu trong lòng Đô thị Việt hiện nay.

Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, MCCGroup xin điểm qua những vấn để bất cập còn tồn tại trong các Đô thị tại Việt Nam như sau.

1. Vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị

Nhìn chung hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở, chất lượng nhà ở không đảm bảo. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. Chính vì thế một số người đã bất chấp những quy định về quản lý đô thị, tự ý san lấp, lấn chiếm, sang nhượng đất để xây nhà một cách tạm bợ, tùy tiện không theo quy hoạch gây ảnh hưởng đến mỹ quan của các đô thị. Việc xây cất không theo quy hoạch làm xuất hiện tình trạng “nhà không số, phố không tên” chen lấn hỗn độn, tối tăm, chật chội. Điều này đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội, tội phạm lẩn trốn pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội.

2. Về vấn đề người thu nhập thấp và tiếp cận các dịch vụ, an sinh xã hội

Thực tế đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ người thất nghiệp, cận nghèo và thu nhập thấp, chủ yếu là những người lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để tìm kiếm việc làm. Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Người nghèo và thu nhập thấp còn rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ, an sinh xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những bất bình đẳng càng thấy rất rõ khi so sánh với nhóm thu nhập cao và nhóm dân số có hộ khẩu thường trú tại đô thị.

3. Vấn đề vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch

Nhiều đô thị hiện nay chưa có hệ thống sử lí rác thải hay cung cấp nước sạch dẫn đến hủy hoại môi trường sống và cảnh quan văn minh đô thị. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, thiếu sự phối hợp chung trong đầu tư xây dựng và quản lí vận hành, chưa huy động tốt các nguồn lực trong xã hội trong việc xử lí nước thải và chất thải. Bên cạnh đó là sức ép của quá trình đô thị hoá, gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây tình trạng quá tải về hạ tầng kĩ thuật. Một trở ngại nữa là trong khi nhiều nước đã có những luật lệ, quy tắc khá đầy đủ về quản lí môi trường đô thị, quản lí chất thải rắn, cải cách, thúc đẩy ngành thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị phát triển bền vững thì việc triển khai đưa vào cuộc sống lại gặp nhiều khó khăn và không suôn sẻ như mong đợi vì nhiều lí do. Những vi phạm vẫn diễn ra, công khai hoặc lén lút. Rác vẫn được đổ và xả bừa bãi ra đường phố, song suối, đồng ruộng hoặc lén lút chon vào đất. Đủ loại khí thải độc hại được toả lên không trung, gây ô nhiễm môi trường, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu.

Từ những tồn tại, bất cập, hạn chế nêu trên, có thể thấy, vấn đề đô thị hóa và phát triển bền vững con người chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Hay nói cách khác, đô thị hóa không có tính chất bền vững và chưa bảo đảm các điều kiện thúc đẩy phát triển con người.

Nhìn ra được tiềm năng và cơ hội trong mục tiêu phát triển đô thị bền vững giai đoạn 2021 – 2030, Tập đoàn MCC đã liên tục tiến hành khảo sát, xin chủ trương quy hoạch, chủ trương đầu tư đô thị tại các huyện, thị xã, tỉnh trên cả nước; đánh giá tiềm năng phát triển và xúc tiến đầu tư.

Trong quá trình xúc tiến đầu tư, Tập đoàn MCC chúng tôi cũng chủ động đưa ra 03 dạng mô hình đô thị phù hợp với mục tiêu ĐÔ THỊ HÓA phát triển bền vững, đồng đều giữa các vùng miền. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn sẽ là hạt nhân gắn kết phát triển đô thị với phát triển cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho khu vực nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy kinh tế vùng sâu vùng xa. Tạo điều kiện cho người nghèo và thu nhập thấp tiếp cận được các an sinh xã hội.

Chi tiết 3 mô hình như sau:

ĐÔ THỊ HÓA & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐÁNH THỨC NGÔI LÀNG VIỆT

ĐÔ THỊ HÓA KẾT HỢP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Đối tác