Bén duyên với kinh doanh từ sớm, nhưng lăn lộn trên thương trường ngoài mục đích đeo đuổi lợi nhuận, chủ tịch MCC Group còn nung nấu khát vọng làm đẹp nông thôn.
Con đường đến với kinh doanh của chàng kỹ sư trẻ
Tốt nghiệp đại học với tầm bằng kỹ sư và có được công việc ổn định với nhiều cơ hội thăng tiến tại một cơ quan nhà nước nhưng với máu kinh doanh sẵn có năm 2007, Phan Thanh Dũng quyết định rời cơ quan nhà nước để cùng 2 người bạn mở công ty kiểm định chất lượng công trình. Lúc ấy, may mắn và thành công không mỉm cười với những chàng kỹ sư trẻ, các cổ đông đã bỏ cuộc chỉ còn lại mình Phan Thanh Dũng. Anh kiên quyết giữ lại pháp nhân công ty và chuyển hướng sang làm thi công nhưng đành đi một mình.

Phan Thanh Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn MCC Group
Năm 2013, công ty của anh may mắn được mời dự thầu một dự án lớn nếu thành công thì sẽ mang lại giá trị rất cao, nhưng điều kiện mà chủ đầu tư đề ra rất ngặt nghèo đó là: nhà thầu phải tự bỏ kinh phí thi công trước rồi nhận thanh toán sau. Trong khi các đối tác liên danh của anh đều buông tay vì sợ rủi ro, sau nhiều đêm đắn đó, Phan Thanh Dũng đã đưa ra một quyết định táo bạo đó là quyết nhận gói thầu mặc dù không có sự hợp tác của các đối tác liên danh. Lý giải cho quyết định tao bạo đó của mình anh nói: “Quyết định nhận gói thầu đó của tôi không phải là liều lĩnh bởi sau nhiều ngày tìm hiểu kỹ lưỡng về quá trình hoạt động của đơn vị chủ đầu tư khiến tôi tin tưởng uy tín của họ, mặt khác, nếu thành công, tôi sẽ khẳng định được năng lực của Công ty và chắc chắn sẽ có thêm nhiều cơ hội mới đến với công ty tôi.”
Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ đúng như những dự tính của anh, dự án hoàn thành tốt đẹp khiến anh chiếm được lòng tin và sự tín nhiệm từ đơn vị chủ đầu tư. Nhanh chóng sau đó công ty anh trở thành đối tác chiến lược và được giao thầu thêm nhiều hạng mục mới.
Sẵn đà thành công, giúp anh thêm tự tin để “liều mình” chuyển hướng sang làm chủ đầu tư năm 2016. Đây là một mốc son quan trọng nhưng cũng là bước ngoặt để chàng kỹ sư trẻ ngày nào chiêm nghiệm lại mục tiêu thực sự của mình là “đi nhanh” hay “đi xa”?
Thời điểm đó, mô hình nhà ở theo khu dân cư đã rất phát triển và thịnh hành tại các thành phố lớn, nhưng còn mới mẻ các vùng huyện thị. “Đón bắt xu hướng và với tình yêu đặc biệt đối với các làng quê Việt Nam, tôi liều mình chuyển sang làm chủ đầu tư, xin cấp đất để triển khai các dự án xây dựng hạ tầng đô thị tại các vùng ven với mong muốn kiến tạo những khu dân cư, shophouse với hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại cới các dịch vụ tiện ích tối ưu phù hợp với điều kiện sống và văn hóa của từng địa phương.”, Dũng kể.
Tầm nhìn và chiến lược phát triển bất động sản tại 500 huyện thị
Với tầm nhìn hơn 500 huyện thị trên cả nước, đầu tư các khu đô thị văn minh, đồng bộ với quy mô nhỏ và vừa gắn với phát triển bền vững tại các địa phương là chiến lược phát triển bất động sản của Tập đoàn MCC Group.

Tính đến nay, MCC Group đang nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý cho hơn 30 dự án tại 20 tỉnh thành
Theo định hướng phát triển của tập đoàn MCC từ nay đến hết năm 2025, bất động sản tiếp tục là mảng kinh doanh cốt lõi. Tập đoàn cũng sẽ chú trọng gia tăng tỉ trọng các sản phẩm bất động sản nhà ở thương mại, đa dạng hóa về phân cấp và loại hình. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng dự định tiếp tục đầu tư các khu đô thị kết hợp công nghiệp đón đầu xu hướng.
Bằng sự trân trọng, trách nhiệm với xã hội và khát vọng làm đẹp nông thôn của ông chủ tịch, các khu đô thị gắn với thương hiệu MCC, ngoài mang lại giá trị cho nhà đầu tư và khách hàng, thì đều sẽ được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiện ích, cảnh quan đảm bảo sự phát triển bền vững. Đô thị hóa phải đảm bảo phù hợp, hài hòa với không gian đô thị và nông thôn, gắn kết quá trình đô thị hóa với quản lý đô thị, văn hóa xã hội đô thị và môi trường sinh thái đô thị.
>> Link gốc xem TẠI ĐÂY
Nguồn vtc.vn